VGM la gi? Chuc nang, cach tinh va cach su dung VGM

 Trong xuất nhập khẩu, để hàng hóa được phép vận chuyển lưu thông thì chúng ta cần phải chuẩn bị rất nhiều thủ tục và giấy tờ đi kèm. Một trong những loại giấy tờ đó thì không thể không nhắc đến VGM. Vậy VGM là gì? Hãy cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Phiếu VGM là gì trong xuất khẩu?

VGM là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa? Mục đích của chứng từ này, và cách thức khai báo như thế nào?

Tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết này.

Trước hết, cùng tìm hiểu sơ bộ...

VGM là gì?

VGM là phiếu xác nhận khối lượng toàn bộ (Gross Weight) của container hàng vận chuyển quốc tế.

VGM viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh: Verified Gross Mass. Chứng từ này được quy định trong SOLAS - Công ước an toàn sinh mạng con người trên biển (Safety of Life at Sea Convention).

Mục đích của loại giấy tờ này là để kiểm soát tình trạng quá tải của container trong vận tải biển. Khi việc khai báo tải trọng không chính xác, việc xếp dỡ và tính toán tải trọng, vị trí xếp hàng trên tàu container bị sai, dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng về an toàn cho con người, tàu, và hàng hóa trong hành trình trên biển.

Tổ chức hàng hải thế giới (IMO) vì thế đã bổ sung quy định trong SOLAS, yêu cầu người gửi hàng (Shipper) phải xác định khối lượng container hàng, thì hàng mới được xếp tàu. Quy định này có có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2016.

Tại Việt Nam, quy định này đã được Cục hàng hải Việt Nam cụ thể hóa trong Công văn số 2428/CHHVN-VTDVHH, trong đó giải thích rõ hơn VGM là gì và kèm theo mẫu VGM áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Cần lưu ý, hiện VGM mới áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu. Còn với hàng container nội địa, luật chưa quy định và các hãng tàu nội địa cũng chưa yêu cầu chủ hàng phải có VGM. Sau này, có thể sẽ có sự thay đổi cập nhật thêm. 

Liên quan đến tải trọng hàng container nội địa, vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi hàng quá nhiều, hãng tàu sẽ tự cân hàng tại cảng để kiểm tra. Trường hợp quá tải trọng tối đa cho phép, hãng tàu sẽ yêu cầu chủ hàng nộp phí quá tải, thậm chí yêu cầu rút bớt hàng trước khi đồng ý xếp hàng lên tàu.

VGM dùng để làm gì?

Về cơ bản, VGM để hãng tàu biết trọng lượng container hàng, để kiểm soát tải trọng, và phục vụ cho công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu. Có thể thấy 2 ý như sau:

Nếu trọng lượng hàng trong container vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép, hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hàng, hoặc yêu cầu rút bớt tải trước khi được xếp lên tàu.

Khi biết trọng lượng từng container hàng, bộ phận khai thác tàu sẽ biết cách bố trí sắp xếp vị trí tối ưu cho từng container hàng trên tàu, theo nguyên tắc chung: hàng nặng hơn xếp xuống phía dưới. Có phần mềm tính toán để chọn phương án đảm bảo tính ổn định và an toàn cho tàu.

Nói như vậy cũng có nghĩa là VGM chỉ liên quan đến chủ hàng, cảng, và hãng tàu, chứ không liên quan đến việc làm thủ tục hải quan. Trên thực tế, thì người làm thủ tục tục nộp phiếu VGM cho cảng (hoặc hãng tàu), chứ không nộp cho cán bộ hải quan.

Cách tính VGM như thế nào?

Về bản chất, VGM phải thể hiện được container đã đóng hàng nặng bao nhiêu. Khối lượng này sẽ gồm 2 thành phần: vỏ container + hàng hóa bên trong.

Như vậy có 2 cách tính VGM:

  • Cách 1: Cân toàn bộ lượng hàng trước khi đóng vào container, sau đó cộng thêm khối lượng vỏ container nữa, thì sẽ có số liệu cần thiết.
  • Cách 2: Cân cả xe container hàng, sau đó cân xe không có container hàng (đã hạ xuống cảng). Lấy số liệu trừ đi sẽ biết container hàng nặng bao nhiêu.

Tất nhiên, để có số chính xác thì địa điểm cân phải đảm bảo khách quan, trung thực.

Rất may cho chủ hàng là đến thời điểm viết bài này vào tháng 3 năm 2018, Việt Nam mới quy định chỉ yêu cầu chủ hàng tự khai báo VGM, chứ chưa phải có Đơn vị cân xác nhận. Có nghĩa là, người gửi hàng tự khai, tự chịu trách nhiệm về số liệu trên chứng từ này. Có thể trong thời gian tới quy định sẽ chặt hơn, và yêu cầu phải có đơn vị cân thực hiện việc cân tải trọng để nâng cao tính chính xác, tin cậy.

Nội dung chính của Phiếu VGM

Nội dung chính của phiếu VGM như sau:

  • Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại
  • Thông số container: số container, loại container, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối lượng lớn nhất…
  • Ngoài ra, còn có phần cam kết của chủ hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trên VGM.

Quy trình xác nhận VGM

Vì quy trình xác nhận VGM đối với hàng FCL sẽ khác so với hàng lẻ LCL, vậy nên, chúng ta cần phải căn cứ vào từng loại hình của hàng hóa để áp dụng quy trình xác nhận VGM sao cho hợp lý. 

Đối với hàng FCL

Đối với hàng FCL, chúng ta sẽ thực hiện các bước như sau: 

– Bước 1: Đối với bước này bắt buộc chủ hàng sẽ đăng ký cân hàng tại kho.

– Bước 2: Kho hàng sẽ thực hiện việc cân hàng (có thể cân bằng cách 1 hoặc cách 2). Và sau đó, chủ hàng hoặc công ty forwarder/ logistics sẽ phối hợp cùng với bộ phận cân hàng sẽ giám sát việc cân hàng tại kho và điền vào phiếu VGM.

Lưu ý: Đối với bước này, nếu VGM cân đã vượt quá trọng lượng tối đa cho phép (max gross weight) thì chủ hàng bắt buộc phải bỏ bớt hàng xuống cho tới khi nào số cân đạt trọng lượng tiêu chuẩn VGM, thì như thế hàng mới được phép bốc xếp lên tàu.

– Bước 3: Xong khi đã cân xong thì kho hàng sẽ cấp ra 2 bản VGM gồm: chủ hàng sẽ giữ 1 bản VGM và 1 bản còn lại sẽ lưu giữ tại kho.

– Bước 4: Chủ hàng sẽ đưa phiếu VGM cho hãng tàu xem.

Ngoài ra, nếu như container cân hàng và đóng tại bãi, thì ở bước 1 chủ hàng sẽ phải đóng một số khoản phí cho thương vụ cảng hoặc phát hành chứng từ TCT, và sau đó sẽ phận hóa đơn và phiếu xuất nhập bãi. 

Tiếp theo, chủ hàng sẽ điền vào phiếu xuất nhập bãi cho nhân viên rồi mới có thể tiến hành cân container. Và sau cùng khi nhận được phiếu VGM thì sẽ chuyển lại cho hãng tàu. 

Đối với hàng lẻ LCL

– Bước 1: Trước khi đưa hàng vào kho, thì chủ hàng cân hàng lẻ bắt buộc phải đóng tiền tại thương vụ cảng để nhận phiếu xuất nhập kho (nhận hàng và cân hàng).

– Bước 2: Chủ hàng sẽ nộp phiếu xuất nhập kho cho nhân viên để tiến hành việc cân hàng. Và sau khi cân hàng xong thì chủ hàng sẽ nộp phiếu xác nhận VGM về cho đơn vị vận chuyển hàng lẻ.

Các câu hỏi thường gặp về VGM

AI LÀ NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO VERIFIED GROSS MASS ?

Trách nhiệm trong việc thực hiện và lập VGM của một container chứa hàng là của người gửi hàng(shipper) trên vận đơn đường biển của hãng tàu (the Ocean Carrier Bill of Lading)

Người gửi hàng có trách nhiệm cung cấp VGM đến hãng tàu hay tại cảng theo đúng quy định của SOLAS

THỜI GIAN GỬI THÔNG TIN VGM

VGM Cut off time (hạn trình VGM cho hãng tàu hay cảng) sẽ được xác định trên booking confirmed.

HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG KHAI BÁO VGM TRƯỚC KHI ĐẾN CẢNG XUẤT PHÁT ?

Điều luật quy định rõ container không có số VGM tại cảng xuất phát sẽ không được đưa lên tàu cho đến khi số VGM được khai. Chủ hàng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kì các chi phí phát sinh (chi phí cân cont, đóng gọi lại, lưu kho, lưu cont, quản lý, v.v.).

Các văn bản hướng dẫn về VGM:

1007-Quy dinh kiem soat tai trong VGM

CV 2428 – huong dan trien khai Quy dinh cua IMO ve VGM

FORM OF VGM

FORM OF VGM

Quy trình thực hiện VGM theo SOLAS 74 (TCIT)

Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến VGM. Vận Tải Top One Logistics hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn hơn về công việc và sẽ có thêm kiến thức trong xuất nhập khẩu. 

Liên hệ: 

Name: Vận Tải Top One Logistics

Phone:901201166

Mail: vantaitoponelogistics@gmail.com

Address: 5 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

Nguồn:

https://vanchuyenhanggiatot.com/vgm-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

vantaitoponelogistics

HS code la gi? Quy tac su dung va Cach tra ma HS code

Thu Tuc Nhap Khau Hang Hoa Can Biet