Thủ tục hải quan nhập khẩu dưa lưới

 Thủ tục hải quan nhập khẩu dưa lưới – Dưa lưới là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam vào mùa hè và là một trong những loại quả nhiệt đới phổ biến ở nhiều nước Châu Á. Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu tiêu thụ dưa lưới lớn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về thủ tục hải quan nhập khẩu dưa lưới.

Quy trình và tiêu chuẩn dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản

Dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản đóng góp rất lớn cho kim ngạch nông sản xuất khẩu nước ta. Tuy nhiên những năm gần đây, thị trường ngày càng khắt khe hơn đối với tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản. Để nắm bắt và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp cần nắm vững quy trình, tiêu chuẩn dưa lưới xuất khẩu. Hãy cùng Vietpacking tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây

Quy trình để dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau tham gia Hiệp định Thương mại tự do VJEPA. Do vậy, có rất nhiều sản phẩm từ Việt Nam xuất khẩu sang Việt Nam đều được miễn thuế. Đây là cơ hội vô cùng to lớn để các doanh nghiệp đưa dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản. Muốn làm được điều đó, các doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình dưới đây.

Bước 1: Kiểm tra dưa lưới đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Nhật Bản

Tiêu chuẩn của nông sản nhập khẩu vào Nhật Bản ngày càng khắt khe. Nhật Bản đòi hỏi sản phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các quy định trong Luật vệ sinh Thực phẩm, Luật tiêu chuẩn Nông Nghiệp của Nhật Bản và Luật đo lường. Để chắc chắn dưa lưới của doanh nghiệp có phù hợp để xuất khẩu sang thị trường này không cần kiểm tra kỹ càng. Cách đơn giản nhất là liên hệ với đơn vị thu mua hoặc liên hệ với Cục bảo vệ thực vật.

Bước 2: Ký kết hợp đồng và tiến hành đóng gói

Sau khi đã hoàn tất việc kiểm tra xem dưa lưới có phù hợp với yêu cầu của phía đối tác hay không, sẽ tiến hành ký hợp đồng. Trong hợp đồng sẽ ghi rõ những tiêu chuẩn mà hai bên cần đáp ứng. Theo yêu cầu về chất lượng, cũng như bao bì mà đối tác đưa ra, doanh nghiệp tiến hành đóng gói dưa lưới.

Bước 3: Thực hiện các thủ tục đăng ký

Những thủ tục đăng ký kiểm dịch sẽ được thực hiện tại cổng thông tin một cửa một cửa Quốc gia. Đây là giấy tờ cần thiết giúp chúng ta xác định sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng. Đồng thời cũng giúp đối tác làm thủ tục nhập khẩu nông sản tại Nhật Bản được thuận lợi hơn.

Bước 4: Vận chuyển

Hầu hết dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ được đóng gói bằng thùng carton đựng dưa lưới xuất khẩu chuyên dụng và vận chuyển bằng container lạnh đến sân bay. Sau đó dưa lưới sẽ được vận chuyển sang Nhật bằng đường hàng không. Trong quá trình này, các doanh nghiệp cần chú ý sắp xếp thời gian cũng như mua các gói bảo hiểm tốt nhất.

Bước 5: Khai báo hải quan và thủ tục thông qua

Hồ sơ khai báo hải quan rất phức tạp và cần được chuẩn bị từ khi bắt đầu đóng gói dưa lưới. Sau khi hoàn tất khai báo hải quan đã xong xuôi thì phía bên đối tác sẽ tiếp nhận hàng hóa.

Tiêu chuẩn dưa lưới để được xuất khẩu sang Nhật Bản

Dưa lưới xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giống như các mặt hàng nông sản khác, đều phải trải qua kiểm định nghiêm ngặt. Vì thế các doanh nghiệp cần nghiêm túc nghiên cứu những tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản của thị trường này.

Được trồng và thu hoạch theo tiêu chuẩn

Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, giống dưa lưới phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Hạt giống phải có chất lượng cao, được theo dõi, kiểm soát trong toàn bộ quá trình, từ khâu tiếp nhận, chuẩn bị và bảo quản, đến giao nhận, gieo trồng.

Trồng dưa lưới trong nhà màng và sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt để tiết kiệm nước, phân bón tưới cho cây là phương pháp tối ưu để sản phẩm đạt chất lượng cao nhất. Quy trình ngăn ngừa và xử lý sâu bệnh hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Áp dụng theo quy trình trồng dưa lưới của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao, đã được Cục trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật (Quyết định số 512/QĐ-TT-CLT ngày 11/11/2014)

Dưa lưới xuất khẩu Nhật Bản chủ yếu được canh tác theo mô hình VietGAP hoặc GlobalGAP. Như vậy khi thu hoạch có thể lấy chứng nhận kiểm dịch thực vật dễ hơn. Đồng thời trước khi xuất khẩu người ta sẽ dán tem truy xuất nguồn gốc để dễ dàng tìm hiểu vùng trồng, chất lượng dưa lưới.

Vượt qua kiểm định chất lượng

Yêu cầu với dưa lưới sau thu hoạch để xuất khẩu cần đáp ứng các yếu tố sau: trái phải còn nguyên vẹn, chắc, cứng, trái và cuống còn tươi, lưới đều, không bị sâu bệnh. Không bị trầy xước, đảm bảo bề ngoài bị hư hại không quá 2 – 3%. Ngoài ra, dưa lưới còn phải đạt yêu cầu về độ chín sinh lý, được thể hiện qua hình dáng bên ngoài, sự hình thành của vân lưới, độ Brix.

Bên cạnh đó, dưa lưới xuất khẩu cần đảm bảo chứa hàm lượng hay dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ở ngưỡng cho phép. Thời gian thu hoạch nông sản cũng cần đáp ứng nhu cầu nếu không sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dưa lưới cũng như quá trình tồn trữ (khoảng 80-90 ngày tính từ lúc ươm hạt).

Đáp ứng yêu cầu về bảo quản, đóng gói

Khi bảo quản sản phẩm có thể sử dụng phương pháp làm lạnh nhưng không được phép sử dụng hóa chất. Những hóa chất bảo quản sinh học ít gây tác hại cho sức khỏe cũng bị từ chối. Bên cạnh đó dưa lưới cần được đóng gói trong bao bì hoặc thùng carton để đảm bảo không bị hư hại trong quá trình vận chuyển.

link https://vanchuyenhanggiatot.com/thu-tuc-hai-quan-nhap-khau-dua-luoi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

vantaitoponelogistics

HS code la gi? Quy tac su dung va Cach tra ma HS code

Thu Tuc Nhap Khau Hang Hoa Can Biet